Màn hình LCD có nhiều kích thước và độ phân giải khác nhau. Tuỳ vào sản phẩm và mục đích sử dụng, chúng ta có thể chọn sản phẩm phù hợp.
Kích thước màn hình LCD
Đối với màn hình CRT 17inch, diện tích xem thực tế thường là 16,1 inch hoặc có thể lớn hơn một chút tuỳ thược vào thương hiệu và nhà sản xuất. Sự khác biệt giữa “kích thước màn hình” và “diện tích xem” là do khung CRT lớn và cồng kềnh.
Nhưng khác với màn hình CRT, màn hình LCD luôn được nói đến với diện thích màn hình xem thực tế. Điều đó có nghĩa là nếu bạn mua một màn hình LCD 17″ thì diện tích xem của màn hình này thực sự là 17″ hoặc xấp xỉ tương đương. Đây là diện tích màn hình hiển thị tính từ góc dưới đến góc trên đối diện của màn hình.
Dưới đây là hướng dẫn sơ bộ về kích thước màn hình (mang tính tham khảo):
- 17″ CRT = 15″ LCD
- 19″ CRT = 17″ LCD
- 21″ CRT = 19 – 20″ LCD
Độ phân giải màn hình LCD
Cấu trúc vật lý của một số loại màn hình, bao gồm Màn hình LCD/TV và tấm plasma, xác định số lượng pixel có thể được hiển thị cùng một lúc. Màn hình tạo ra hình ảnh sắc nét nhất khi được sử dụng ở độ phân giải gốc. Đây là số lượng pixel vật lý ngang và dọc tạo nên ma trận LCD của màn hình.
Việc đặt màn hình máy tính ở độ phân giải thấp hơn độ phân giải này sẽ khiến màn hình sử dụng vùng hiển thị giảm trên màn hình hoặc nó sẽ phải thực hiện phép ngoại suy. Phép ngoại suy này cố gắng trộn nhiều pixel lại với nhau để tạo ra hình ảnh tương tự với những gì bạn sẽ thấy nếu màn hình hiển thị nó ở độ phân giải nhất định nhưng nó có thể dẫn đến hình ảnh mờ.
Dưới đây là một số độ phân giải gốc phổ biến của màn hình LCD:
- 14-15″: 1024×768 (XGA)
- 17-19″: 1280×1024 (SXGA)
- 20″+: 1600×1200 (UXGA)
- 19” (Màn hình rộng): 1440×900 (WXGA+)
- 20” (Màn hình rộng): 1680×1050 (WSXGA+)
- 24” (Màn hình rộng): 1920×1200 (WUXGA)
- 30” (Màn hình rộng): 2560×1600
Góc nhìn
Màn hình CRT có thể nhìn được từ hầu hết mọi góc độ, nhưng màn hình LCD thì không như vậy. Góc nhìn là yếu tố đặc biệt quan trọng cần cân nhắc nếu bạn định cho nhiều người cùng xem màn hình LCD cùng 1 lúc.
Khi bạn sử dụng màn hình LCD, hình ảnh bạn xem được sẽ thay đổi mỗi khi bạn di chuyển góc nhìn hoặc khoảng cách. Ở 1 số góc nhất định, có thể hình ảnh sẽ bị mờ đi chậm chí không nhìn thấy. Nguyên nhân là do LCD tạo ra hình ảnh bằng cách sử dụng một tấm phim mà khi có dòng điện chạy qua điểm ảnh, nó sẽ bật màu sắc đó. Và màu này chỉ có thể được thể hiện chính xác khi nhìn thẳng vào.
Màn hình LCD thường được đánh giá dựa trên góc nhìn có thể nhìn thấy của chúng theo cả chiều ngang và chiều dọc, tức là mức độ bạn có thể đi chệch khỏi điểm chết trước khi hình ảnh bắt đầu bị mờ. Góc nhìn lý thuyết là 180 độ có nghĩa là nó có thể được nhìn thấy đầy đủ từ mọi góc phía trước màn hình. Nhiều người khuyến nghị góc nhìn ít nhất là 140 độ theo chiều ngang và 120 độ theo chiều dọc. Góc nhìn càng rộng thì càng tốt. Mức độ tương phản cao thường đi đôi với góc nhìn rộng hơn.